Kết quả đạt được

Liên kết website

Sở Y tế Tp.HCM triển khai tăng cường giám sát và kiểm soát véc tơ phòng bệnh nhiễm Chikungunya
Ngày đăng: 25/09/2020   |  
        

 

    Chikungunya là bệnh nhiễm virus cấp tính do muỗi vằn (Aedes) lây truyền, triệu chứng bệnh thường gặp là sốt, đau khớp khởi phát 3 - 7 ngày sau khi bị muỗi nhiễm virus đốt và một số triệu chứng khác như đau đầu, đau cơ, sưng khớp hoặc phát ban. Chikuagunya thường không gây tử vong nhưng các triệu chứng bệnh có thể nặng hoặc gây tàn tật đối với các đối tượng như trẻ sơ sinh, người già trên 65 tuổi hoặc những người có vấn đề về sức khỏe như cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim. Bệnh Chikungunya hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy, phương pháp phòng bệnh hiệu quả là ngăn ngừa véc tơ truyền bệnh (muỗi vằn) trong cộng đồng.

     Hiện nay, dịch bệnh Chikungunya đã bùng phát và lan rộng khắp 15 tỉnh/thành phố của Campuchia khiến hàng ngàn người mắc, để chủ động phòng tránh dịch bệnh, tại Tp.HCM, Sở Y tế đã có công văn số 4847/SYT-NVY triển khai việc tăng cường giám sát và kểm soát véc tơ phòng bệnh nhiễm Chikungunya tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể:

-       Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Hùng Vương tiếp tục thực hiện theo chương trình giám sát trọng điểm bệnh Chikungunya, bệnh sốt xuất huyết Dengue và bệnh do virus Zika giai đoạn 2017-2020. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thực hiện sàng lọc, thu dung bệnh nghi nhiễm, điều tra quản lý chặt thông tin bệnh, lấy mẫu xét nghiệm đúng chỉ định và báo cáo lên Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp.HCM hằng ngày;

-    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp.HCM giám sát, kiểm tra vector phòng bệnh nhiễm Chikungunya trên toàn thành phố, định kì kiểm tra, đôn đốc, giám sát hỗ trợ các hoạt động trên địa bàn. Đồng thời thường xuyên đánh giá nguy cơ, xác định địa bàn trọng điểm để kịp thời thực hiện các biện pháp can thiệp chủ động;

-       Các Trung tâm Y tế quận, huyện:

+ Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng hiệu quả, thực hiện định kì tại các điểm nguy cơ, ổ dịch đặc biệt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phun hóa chất chủ động đúng chỉ định theo qui định,

+ Khi phát hiện có trường hợp bệnh xác định nhiễm Chikungunya, thực hiện điều tra ca bệnh và xử lý côn trùng tương tự như đối với ổ dịch sốt xuất huyến Dengue,

+ Tăng cường hoạt động truyền thông, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch do nhiễm Chikungunya và vận động người dân tự thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi phòng bệnh tại nhà,

 + Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các Trạm y tế trong việc tổ chức giám sát các điểm nguy cơ và tham mưu cho ủy ban nhân dân phường xã tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý ổ lăng quăng phù hợp từng loại hình.

(Trích Công văn 4748/SYT-NVY của Sở Y tế TP.HCM)

Trâm Phạm

   

Tập tin Tiếng Việt:

Các tin khác