Kết quả đạt được

Liên kết website

Một số nội dung quan trọng để đạt mức chất lượng của Bộ Y tế nhằm liên thông kết quả xét nghiệm và đạt ISO 15189
Ngày đăng: 19/10/2017   |  
        
800x600

Nhằm đánh giá và công nhận mức chất lượng của phòng xét nghiệm, Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học theo Quyết định 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 bao gồm 169 tiêu chí tập trung vào 12 thành tố chất lượng xét nghiệm. Bộ tiêu chí ra đời đánh dấu bước tiến mới làm cơ sở cho việc đảm bảo sự tin cậy và liên thông kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Quyết định 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, để đạt được các tiêu chí chất lượng xét nghiệm nhằm đạt các mức cao trong 5 mức chất lượng của Bộ Y tế và hướng đến đạt ISO 15189, phòng xét nghiệm cần phải xác định những vấn đề quan trọng nên ưu tiên cũng như hiểu được quy trình đánh giá, quan điểm đánh giá, cách thức thu thập và xác nhận lại thông tin,… để công nhận các tiêu chí chất lượng.

Nhằm hướng dẫn, hỗ trợ các phòng xét nghiệm, Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM đã tổ chức “Chương trình hướng dẫn thực hiện tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học theo Quyết định 2429/QĐ-BYT” từ ngày 22 đến 25/8/2017, trong đó có bài báo cáo vềMột số nội dung quan trọng để đạt được mức chất lượng của Bộ Y tế nhằm liên thông kết quả xét nghiệm và đạt ISO 15189”.

Nội dung bài báo cáo này cũng đã được đăng trong Tạp chí Y học Thực hành do Bộ Y tế xuất bản vào tháng 9/2017, mã số ISSN 1859 – 1663. Tác giả bài báo là những nhà quản lý gồm PGS. TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế ; ThS. Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế ; PGS. TS. Tăng Chí Thượng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM ; TS. Trần Hữu Tâm – Giám đốc Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM; ThS. Đào Nguyên Minh – Phó Trưởng phòng Quản lý Chất lượng, Bộ Y tế và BS.CK1. Nguyễn Thị Thoa – Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP.HCM nên có thể xem đây là quan điểm, chính sách đánh giá của Bộ Y tế.

Trong bài báo, các tác giả đưa ra một số nội dung quan trọng mà phòng xét nghiệm cần lưu ý, nếu muốn đạt được các mức chất lượng xét nghiệm cao của Bộ Y tế và đạt ISO 15189 thì phòng xét nghiệm cần xây dựng kế hoạch phù hợp với năng lực và thực trạng của mình, từ đó xác định các mốc kết quả khả thi có thể đạt được.

Theo đó, để có thể xây dựng được lộ trình khả thi, sau khi xác định thực trạng phòng xét nghiệm cần ưu tiên thực hiện những nội dung trong khả năng của mình hoặc nội dung có thể hoàn thành sớm, đặc biệt phải tập trung hoàn tất nội dung thuộc chương thứ 12 – Cơ sở vật chất và an toàn vì đây là nội dung liên quan đến sự sống còn của phòng xét nghiệm. Đồng thời, phòng xét nghiệm cần lưu ý các tiêu chí một sao (*) và ba sao (***). Có 15 tiêu chí (*) và 17 tiêu chí (***), phòng xét nghiệm cần triển khai những nội dung được đánh dấu (*) trước vì nếu không đạt, dù chỉ 1 tiêu chí bất kỳ tiêu chí (*) nào thì phòng xét nghiệm sẽ không được xếp mức chất lượng, mặt khác nếu muốn đạt từ mức 3 trở lên thì phòng xét nghiệm phải đạt thêm các tiêu chí (***).

Ngoài ra, các tác giả còn thể hiện quan điểm của Bộ Y tế trong đánh giá, công nhận phòng xét nghiệm đạt mức chất lượng của Bộ Y tế, đó là đánh giá viên mức chất lượng xét nghiệm hoặc ISO15189 dựa trên nguyên tắc: “tìm điểm phù hợp – trong quá trình đó phát hiện điểm không phù hợp (N/C) và khuyến nghị”

Đạt mức chất lượng của Bộ Y tế để liên thông kết quả xét nghiệm là bắt buộc. Hãy xem các mức chất lượng như một lộ trình từ thấp đến cao để phấn đấu đạt chất lượng, phòng xét nghiệm cần liên tục phấn đấu đạt mức cao hơn để nâng cao chất lượng xét nghiệm phục vụ bệnh nhân. Sau khi hoàn chỉnh các tiêu chí trong mức chất lượng, có thể tiến đến ISO15189./.

Hồng Yến.

 

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Tập tin Tiếng Việt:

Các tin khác cialis