Kết quả đạt được

Liên kết website

Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu tạo mẫu sinh phẩm đo số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu sử dụng trong kiểm tra chất lượng xét nghiệm huyết học”
Ngày đăng: 01/12/2014   |  
        

 

Ngày 18/11/2014 vừa qua, Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM đã tiến hành báo cáo đề cương đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM; chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Hữu Tâm. Đây là đề tài đặt hàng của TP.HCM theo kết quả sơ tuyển số 2410/TB – SKHCN ngày 03/12/2013.

Hội đồng nghiệm thu đề tài gồm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Truyền máu Huyết học của Thành phố:

  • Chủ tịch Hội đồng: PGS. BSCKII. Trần Văn Bé – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM;
  • Phản biện 1: PGS. TS. DS. Trần Thanh Nhãn – Trưởng Bộ môn Sinh hóa Độc chất, Khoa Dược Đại học Y Dược TP.HCM;
  • Phản biện 2: TS. BS. Huỳnh Nghĩa – Trưởng Khoa Huyết học, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM;
  • Ủy viên:                   
    • PGS. TS. Hà Thị Anh – Trưởng Bộ môn Xét nghiệm, Đại học Y Dược TP.HCM, Cơ sở 2;
    • TS. BS. Phạm Trung Hà – Nguyên Trưởng Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Thống Nhất;
    • TS. BS. Nguyễn Thị Băng Sương – Trưởng khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM;
    • TS. Trần Văn Hiếu – Bộ môn Công nghệ Sinh học Phân tử - Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM;
    • ThS. BS. Lê Minh Hùng – Phó Phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế TP.HCM;
  • Ủy viên – Thư ký: CN. Nguyễn Thị Thu Sương – Chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.
 
Hình 1. ThS. Trần Hữu Tâm – chủ nhiệm đề tài báo cáo trước Hội đồng

Mục tiêu chính của đề tài là sản xuất mẫu ngoại kiểm huyết học đồng nhất, ổn định nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực xét nghiệm Huyết học và tăng tính chủ động trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm về tính liên tục và ổn định của nguồn mẫu chuẩn, mẫu kiểm tra.
Với những ý nghĩa thực tiễn nêu trên, đề tài đã được Hội đồng đánh giá cao với số điểm trung bình 81,7 (điểm tối thiểu để đề tài được thông qua là 70 điểm) và hoàn toàn ủng hộ Trung tâm tiến hành thực hiện đề tài. Sự thành công của đề tài góp phần nâng cao chất lượng xét nghiệm, tiết kiệm thời gian và Ngân sách Nhà nước. 

 

Hình 2. Nhóm nghiên cứu đề tài chụp hình sau buổi báo cáo

 

Thanh Nhàn

  

Tập tin Tiếng Việt:

Các tin khác cialis