Kết quả đạt được

Liên kết website

Ngày Đái tháo đường Thế giới – World Diabetes Day 14/11/2015
Ngày đăng: 23/11/2015   |  
        

 

Ngày Đái tháo đường Thế giới được tổ chức vào 14 tháng 11 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về tác động của bệnh Đái tháo đường và các biến chứng của nó đối với người bệnh cũng như những người có nguy cơ mắc bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định bệnh Đái tháo đường đang âm ỉ đe dọa đến tính mạng người dân toàn cầu.

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là bệnh mạn tính trong đó cơ thể không sản xuất được insulin (Type I) hay không thể sử dụng insulin (Type II). Thông thường, các loại tinh bột, chất đường và các chất dinh dưỡng khác khi vào cơ thể sẽ được phân tách thành glucose và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu tế bào không có đủ insulin hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu, điều này gây nên rất nhiều các vấn đề về sức khỏe.

 

Hình 1: Cơ chế sử dụng đường Glucose của cơ thể bình thường và cơ thể mắc bệnh Đái tháo đường
Type I, Type II

Nguyên nhân:

Nguyên nhân của bệnh Đái tháo đường là do sự thay đổi về lối sống, dẫn đến sự thay đổi về dinh dưỡng. Cụ thể là cơ cấu bữa ăn thay đổi, tỷ lệ protid và lipid ngày càng tăng, các loại rau xanh và khoáng chất giảm, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, con người ít vận động thể dục thể thao,… Ở những người béo phì, nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường cao hơn gấp 4 lần người bình thường. Ngoài ra, bệnh còn có yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ bị Đái tháo đường thì con của họ sẽ dễ mắc bệnh hơn.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bệnh Đái tháo đường được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tránh được nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh:

Có 2 dạng Đái tháo đường là Type I và Type II. Mỗi dạng có những dấu hiệu khác nhau:

-   Type I: Đái tháo đường phụ thuộc insulin hay lượng insulin do cơ thể không tự sản xuất được bởi hệ thống miễn dịch vì tuyến tụy bị tấn công hoặc bị phá hủy. Khi mắc bệnh, người bệnh có các triệu chứng:

    +   Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu;

    +   Khát nước hơn so với mức bình thường;

    +   Đi tiểu nhiều vào ban đêm;

    +   Cảm giác đói cồn cào;

    +   Giảm cân đột ngột không rõ lý do.

-   Type II: Đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin, nghĩa là tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin nhưng insulin này không hoạt động hiệu quả, không làm hết được chức năng của nó, dẫn đến làm mất cân bằng glucose, đường trong máu tăng lên. Bệnh Đái tháo đường Type II ban đầu thường khó nhận biết và phân biệt. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường Type II thường biết bệnh khi tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ hay khi bệnh đã chuyển qua giai đoạn rõ rệt. Các triệu chứng:

    +   Ăn nhiều nhưng nhanh đói;

    +   Giảm cân nhanh;

    +   Vết thương lâu lành;

    +   Nhiễm trùng;

    +   Rối loạn tình dục;

    +   Giảm thị lực.

Cách phòng ngừa bệnh Đái tháo đường:

-   Bỏ hoặc không hút thuốc lá;

-   Chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhạt, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng Kali, ăn nhiều cá, ăn ít mỡ động vật;

-   Uống cà phê vừa phải;

-   Hạn chế bia rượu;

-   Giữ cân nặng chuẩn (chỉ số BMI nằm trong khoảng 18,5 - 24,9);

-   Luyện tập thể lực mỗi ngày;

-   Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.

Thanh Hiền
(Tổng hợp từ www.who.int/diabetes/en/)

  

Tập tin Tiếng Việt:

Các tin khác cialis