Kết quả đạt được

Liên kết website

Bệnh béo phì: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Ngày đăng: 17/12/2019   |  
        
  

Bệnh béo phì là gì?

     Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân. Béo phì gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe, cũng như ảnh hưởng xấu đến ngoại hình.

Cách nhận biết bệnh béo phì

    Cách nhanh nhất để nhận biết bản thân có béo phì hay không là dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index).

Công thức tính chỉ số BMI như sau:

 
Hình 1: Bảng chỉ số BMI theo công bố năm 2000 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chỉ số BMI dành cho người Châu Á (theo Hiệp hội Đái tháo đường các nước Châu Á – IDI & WPRO)

     Tuy nhiên, BMI có một điểm yếu là không thể áp dụng chính xác cho vận động viên, người mang bầu hay người vừa bị ốm, do đó, cần phải đo lượng mỡ trong máu để chắc chắn về tình trạng sức khỏe.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh béo phì

     Có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng béo phì, có thể do một trong những yếu tố sau:

Hình 2: Một số nguyên nhân gây ra béo phì 
Tiền sử gia đình

     Đây là một trong những nguyên nhân nổi bật gây ra bệnh béo phì ở trẻ em. Khi gia đình có một hoặc cả bố và mẹ bị béo phì thì thường con cái có nguy cơ béo phì cao hơn trẻ em có bố, mẹ bình thường.

Lười vận động

     Nhiều người và nhất là các bạn trẻ thường rất ít vận động. Một số người do tính chất công việc luôn phải ngồi một chỗ, khiến cơ thể không thể đốt cháy nhiều calo. Nếu không tích cực vận động, đi lại, và tập luyện thể dục thể thao thì lượng calo tích tụ lại bên trong cơ thể sẽ ngày càng nhiều. Từ đó hình thành mỡ thừa và dẫn đến béo phì.

Thói quen và chế độ ăn uống không lành mạnh

     Ngày nay, thanh thiếu niên và trẻ nhỏ thường rất thích ăn các loại thức ăn nhanh, trà sữa, các loại thức ăn nhiều calories khác, ít ăn rau và trái cây.

     Ngoài ra, nhiều người có thói quen ăn nhiều cơm và tinh bột vào buổi tối, ăn các loại thức ăn chứa nhiều năng lượng và dầu mỡ, uống các loại thức uống có gas.Đây là những thói quen không tốt và làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Mang thai

     Trong thời gian mang thai, lượng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới tăng lên, đồng thời do phải nuôi dưỡng thêm một sinh mệnh bé nhỏ nên khẩu phần ăn sẽ nhiều hơn. Trọng lượng cơ thể này rất khó mất đi sau khi sinh con, từ đó góp phần khiến cân nặng tăng nhanh và có thể dẫn đến béo phì ở phụ nữ.

Tuổi trung niên

     Nhiều người già có thể mắc hội chứng chuyển hóa (bao gồm rối loạn chuyển hóa mỡ/chuyển hóa đường, tăng huyết áp,…), sự chuyển hóa sẽ chậm nên dù ăn ít, vẫn tích trữ năng lượng nhiều hơn bình thường. 

     Bên cạnh đó người già thường có những bệnh mạn tính hoặc bệnh về cơ xương khớp nên họ có xu hướng ít vận động. Ngoài ra, sụt giảm nội tiết tố cũng là một yếu tố gây tăng cân không kiểm soát.

Sống ở đô thị

     Sống ở các đô thị lớn thường khiến mọi người khu biệt vào các hoạt động ít vận động thể chất. Nhân viên văn phòng thường chỉ ngồi một chỗ và gần như không có các hoạt động thể chất. Với trẻ em, môi trường đô thị ngày càng chật hẹp khiến trẻ em ít vận động hơn, tương tác nhiều hơn với máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử. Lúc này khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể, năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức. 

3. Những tác hại của bệnh béo phì

     Khi mắc bệnh béo phì, các vấn đề liên quan đến cân nặng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như: phiền muộn, bất lực, ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, xấu hổ và mặc cảm, năng suất công việc thấp,… 

 
Hình 3: Những biến chứng bệnh tật do béo phì

     Không chỉ vậy, nếu bệnh béo phì không được điều trị mà chế độ ăn uống vẫn tiếp tục cung cấp đường và chất béo vào trong cơ thể thì sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm (các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh đái tháo đường, các bệnh ảnh hưởng tới xương khớp và hô hấp, …).

4. Phòng tránh bệnh béo phì 

 Hình 4: Chế độ ăn nhiều chất xơ tránh bệnh béo phì

     Hạn chế các loại đồ ngọt chứa nhiều đường, các món chiên dầu mỡ hay các loại thức ăn nhanh khác. Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, kết hợp với uống nhiều nước để cơ thể thêm khỏe mạnh.

     Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng cũng như tăng sức đề kháng. Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

     Theo dõi sức khỏe và cân nặng thường xuyên để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.

Thanh Sơn