Kết quả đạt được

Liên kết website

Cách phòng tránh dịch bệnh phổ biến trong mùa Đông - Xuân
Ngày đăng: 10/03/2011   |  
        
 5 bước quan trọng để đảm bảo thức ăn an toàn và phòng tránh ngộ độc thực phẩm


1. Giữ vệ sinh sạch sẽ

-       Rửa tay thật sạch trước khi chế biến và nấu thức ăn.

-       Rửa sạch và thực hiện các bước vệ sinh cần thiết đối với đồ dùng chế biến thức ăn.

-       Giữ gìn và bảo quản sạch sẽ thức ăn và nhà bếp khỏi côn trùng và các loài vật gây hại khác.


2. Bảo quản riêng biệt thức ăn chín và sống

-       Bảo quản riêng biệt thịt gia cầm và đồ hải sản với các thức ăn khác.

-       Bảo quản thức ăn trong các hộp đựng phù hợp, tránh để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chuẩn bị chế biến.

-       Sử dụng riêng biệt đồ dùng, dụng cụ nhà bếp như dao, thớt khi chế biến thức ăn sống.


3. Nấu kỹ thức ăn

-       Phải nấu thật kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, thịt gia cầm, trứng và đồ ăn hải sản.

-       Hâm nóng kỹ thức ăn đã nấu chín mà chưa ăn hết trong ngày trước khi ăn.

 

4. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp

-       Không để thức ăn chín ở nhiệt độ trung bình hơn 2 tiếng đồng hồ.

-       Bảo quản thức ăn chín, thức ăn hay rau quả dễ bị ôi, thiu ở nhiệt độ thích hợp (dưới 5 độ C).

-       Đảm bảo thức ăn chín thật nóng trước khi ăn (hơn 60 độ C).

-       Không bảo quản thực phẩm quá lâu, kể cả để trong tủ lạnh.

-       Không để thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ thường.


5. Sử dụng nước sạch và các thực phẩm tươi sống

-       Sử dụng nước sạch hoặc xử lý nước sạch trước khi sử dụng.

-       Lựa chọn thực phẩm tươi sống, lành và bổ.

-       Lựa chọn thực phẩm được chế biến an toàn.

-       Rửa thật kỹ rau, củ hoặc quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống.

-       Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.


 

Các biện pháp hữu hiệu phòng chống Cúm A (H1N1)


-       Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn nhanh bàn tay.

-       Che miệng và mũi khi ho. Hắt hơi bằng khăn hoặc khăn giấy, vứt bỏ khăn giấy ngay sau đó vào thùng rác có nắp đậy và rửa tay ngay.

-       Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu cần thiết phải tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu là 1m.

-       Giữ nhà cửa thông thoáng, thường xuyên lau bề mặt các vật dụng như bàn, ghế, tay nắm cửa, lan can… bằng dung dịch sát khuẩn.

-       Khi có dấu hiệu cúm cần mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác và đến khám tại các cơ sở y tế.

-       Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách tập thể dục đều đặn, ngủ đúng giấc, dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều trái cây…

 


Các biện pháp cơ bản phòng chống cúm gia cầm và cúm A/H5N1 ở người


-       Hạn chế tiếp xúc với gia cầm khi không cần thiết. Thông báo ngay khi có gia cầm bệnh phải chết.

-       Không vứt gia cầm bệnh, chết ra nơi công cộng, trong vườn, trên sông rạch…

-       Thận trọng khi giết mổ hay tiếp xúc với gia cầm (mang khẩu trang, găng tay và tắm rửa ngay sau khi tiếp xúc).

-       Rửa tay ngay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc, xử lý gia cầm hoặc sản phẩm gia cầm như thịt và trứng.

-       Chỉ sử dụng sản phẩm gia cầm có đóng dấu kiểm dịch.

Nấu thịt gia cầm chín kỹ (không ăn thịt gia cầm còn màu hồng, không ăn trứng lòng đào, không ăn tiết canh vịt, ngan)./.


 

Khoa Thông tin Đào tạo

Trích nguồn T4G – Tp.HCM