Kết quả đạt được

Liên kết website

Những điều cần biết về Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do virus Corona (MERS-CoV)
Ngày đăng: 09/07/2015   |  
        

 

Vào tháng 5 năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một lời cảnh báo khẩn cấp về những vấn đề liên quan đến Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do virus Corona (MERS-CoV - Middle East Respiratory Syndrome).

 

Hình 1: Một số bệnh nguy hiểm trên thế giới (EBOLA, HIV,…)

Vậy MERS-CoV là gì?

MERS-CoV là hội chứng viêm đường hô hấp cấp xuất phát từ Trung đông (Middle East Respiratory Syndrome: MERS) do virus Corona (CoV) gây ra.

 

Hình 2: Hình ảnh Coronavirus

MERS-CoV xuất hiện lần đầu khi nào?

MERS-CoV xuất hiện lần đầu tiên tại Jordan vào tháng 4/2012, nhưng phải đến tháng 09/2012 thì ca MERS-CoV đầu tiên mới được báo cáo tại Saudi Arabia, Trung Đông;

Sau đó, MERS-CoV lan ra Bán đảo Ả Rập: Bahrain, Iraq, Iran, Israel, the West Bank and Gaza, Jordan, Kuwait, Lebanon, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Syria, the United Arab Emirates UAE, Yeman;

Tại Châu Á, MERS-CoV xuất hiện ở các nước: Hàn Quốc, Philippines, Malaysia, Trung Quốc.

MERS-CoV lây truyền như thế nào?

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), MERS-CoV có thể có nguồn gốc từ loài dơi rồi truyền sang lạc đà; sau đó lạc đà trở thành ổ chứa virus chính lây bệnh tiên phát sang người. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người, chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết đường hô hấp trong nhóm người có tiếp xúc gần với bệnh nhân.

 

Hình 3: Con đường lây truyền bệnh của Coronavirus

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh MERS?

Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhóm đối tượng có nguy cơ cao là những người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, những người bị bệnh miễn dịch. Do vậy, những đối tượng này nên tránh tiếp xúc với động vật, đặc biệt là lạc đà, nhất là khi đến các trang trại, chợ, chuồng trại, những nơi Coronavirus có khả năng lưu hành.

Tại sao cần quan tâm đến MERS-CoV?

Hiện nay chưa có thuốc điều trị hay vaccine dự phòng MERS-CoV.

Dấu hiệu nhận biết MERS-CoV?

Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày. Người bệnh có biểu hiện từ nhẹ như sốt, ho đến nặng hơn như khó thở, viêm phổi, suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao. Một số người nhiễm virus MERS-CoV có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng rất nhẹ gây khó khăn cho việc phát hiện.

Cần làm gì khi có dấu hiệu mắc bệnh?

Nếu có các dấu hiệu bệnh như trên trong vòng 14 ngày sau khi rời khỏi các quốc gia đang có dịch, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời. Người bệnh hoặc nghi bị bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Nếu tiếp xúc phải mang khẩu trang y tế.

Phòng và chống dịch MERS-CoV như thế nào?

Đối với các cơ sở có giường bệnh:

+ Phổ biến kiến thức phòng, chống dịch MERS-Cov cho cán bộ y tế, bệnh nhân, thân nhân;

+ Thực hành tốt chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện;

+ Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế khi thăm khám, chăm sóc, điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và nghi ngờ bệnh MERS-Cov.

Đối với cộng đồng: để chủ động phòng, chống dịch bệnh MERS-Cov, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau :

+ Hạn chế đi tới các quốc gia đang có dịch bệnh khi không cần thiết. Trước khi đi du lịch cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân;

+ Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt sau khi hắt hơi, ho hoặc chùi mũi. Súc miệng bằng nước sát khuẩn;

+ Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Vứt các khăn giấy lau mũi, miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy;

+ Tránh tiếp xúc và tụ tập ở nơi đông người, nơi không thoáng khí. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc;

+ Duy trì không khí nơi ở hoặc nơi làm việc tốt;

+ Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ;

+ Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng;

+ Những người trở về từ các quốc gia đang có dịch bệnh, trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như sốt trên 380C, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đeo khẩu trang và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm MERS-Cov;

+ Thường xuyên cập nhật thông tin và cách phòng, chống dịch MERS-Cov của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trên website http://vncdc.gov.vn và các thông tin chính thống khác. 

 Khoa Thông tin Đào tạo

 

Tập tin Tiếng Việt:

Các tin khác cialis