Kết quả đạt được

Liên kết website

Những điều cần biết về bệnh Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Ngày đăng: 19/11/2015   |  
        

Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 trên thế giới. Số người mắc COPD ngày càng tăng nhanh trong xã hội hiện nay. WHO dự đoán COPD sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới vào năm 2030.

Hầu hết số ca tử vong do COPD xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người mắc COPD cao nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Theo nghiên cứu của Hội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dương năm 2003). Hơn nữa, theo cảnh báo của các chuyên gia, số người mắc COPD tại Việt Nam tiếp tục gia tăng và diễn biến nặng.

 

Hình 1: Cấu trúc phổi khỏe mạnh và phổi ở bệnh nhân mắc COPD

Vậy COPD là gì?

COPD là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi hay sự suy giảm thông khí mạn tính, được đánh giá bằng cách kiểm tra thăm dò chức năng hô hấp qua hô hấp kế hoặc đo khí dung của phổi. COPD là một bệnh phổi nguy hiểm, diễn tiến chậm, khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Ngoài ra, những người mắc bệnh COPD chưa thể điều trị phục hồi hoàn toàn, chỉ có thể làm giảm triệu chứng và giảm thương tổn ở phổi. Bệnh thường gây ra tình trạng tắc nghẽn lưu thông không khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở, suy hô hấp, suy tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ra COPD

Nguyên nhân hàng đầu gây ra COPD thường do khói thuốc lá, bao gồm cả người hút thuốc lá và người hít phải khói thuốc lá thụ động.

Ngoài ra, sự tiếp xúc lâu ngày với các chất kích ứng phổi như bụi, khói hóa chất độc hại, khói động cơ giao thông, khói bụi nghề nghiệp,… cũng rất dễ dẫn đến căn bệnh này.

 

Hình 2: Tiến triển bệnh ở bệnh nhân mắc COPD

Bệnh COPD có những triệu chứng gì?

Khi ta hít vào, không khí sẽ từ khí quản đi xuống phế quản, chia làm hai nhánh phế quản phải và trái, tiếp tục đi xuống tiểu phế quản (những nhánh nhỏ của phế quản), rồi sau đó đến phế nang (túi khí tận cùng của tiểu phế quản). Ở các phế nang, khí oxy sẽ đi vào các mao mạch bao quanh phế nang. Đồng thời khí carbonic sẽ từ mao mạch đi vào phế nang rồi được thở ra ngoài. Đây là quá trình trao đổi khí tự nhiên trong cơ thể. Ở người mắc bệnh COPD, hiện tượng tái cấu trúc gây xơ hóa và hẹp đường thở nhỏ như tiểu phế quản hay phế quản có đường kính khoảng 2mm. Điều này gây kháng lực đường thở gấp 2 lần so với bình thường, làm tăng áp lực, gây phá hủy tế bào, tăng sự phá hủy mô phổi hay gọi là khí phế thũng. Khi thành phế nang bị tổn thương bởi áp lực lớn của tình trạng viêm nhiễm lâu ngày, quá trình trao đổi khí này mất cân bằng, dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu và ngày càng tiến triển nặng gây thiếu oxy cho cơ thể ngay cả khi không gắng sức.

 

Hình 3: Phế nang bình thường và khí phế thũng

Những người mắc COPD thường có các triệu chứng tiến triển chậm theo thời gian khiến người bệnh chủ quan, lầm tưởng là các bệnh thông thường. Các bước tiến triển của bệnh như sau:

-   Ho kéo dài. Giai đoạn đầu thường ho vào buổi sáng, sau đó là cả ngày và đêm.

-   Ho ra đờm. Ban đầu đờm ít và loãng, càng về sau càng đặc, khó khạc lên.

-   Khó thở khi gắng sức và nặng dần theo thời gian. Khi bệnh nặng, người bệnh có thể phải dùng mặt nạ thở oxy dài hạn.

-   Thở khò khè do phế nang bị sưng và bị tắc nghẽn do đờm.

-   Mệt nhọc, thiếu sức, ngực bị nén.

-   Viêm phổi.

Phòng và điều trị bệnh COPD

-       -   Bỏ thuốc lá, thuốc lào, tránh các môi trường khói bụi, độc hại.

-   Đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn khi có các triệu chứng như ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức; kiểm tra chức năng hô hấp để xác định COPD.

-   Tuân thủ tiến trình điều trị của bác sĩ để giảm thiểu triệu chứng và giảm tổn thương phổi khi đã mắc bệnh. Đến thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế.

-   Đến ngay các cơ sở cấp cứu nếu có các dấu hiệu: nói chuyện, đi lại khó khăn do khó thở; môi hay móng tay tím tái; tim đập nhanh, không đều; thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu hoặc không còn hiệu quả, vẫn khó khở, thở gấp sau khi dùng thuốc.

 

Vân  Anh
(Tổng hợp)

Tập tin Tiếng Việt:

Các tin khác cialis