Kết quả đạt được

Liên kết website

Những dấu hiệu nhận biết bệnh Alzheimer
Ngày đăng: 06/10/2011   |  
        

 

“Những khuôn mặt của chứng giảm trí nhớ” - chính là chủ đề được các Hiệp hội Alzheimer trên toàn thế giới đưa ra nhằm kỷ niệm ngày Alzheimer Thế giới năm nay (21/9/2011).

 

 

Hình 1: Tuổi già là yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến bệnh Alzheimer.

 

Alzheimer là sự thoái hóa mô tế bào não dẫn đến mất dần tế bào thần kinh, từ đó gây ra tình trạng mất trí nhớ, mất các chức năng nhận thức ở người cao tuổi, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.


Ca bệnh Alzheimer đầu tiên được mô tả vào năm 1907 bởi một bác sĩ người Đức tên Alois Alzheimer. Từ đó đến nay, số bệnh nhân Alzheimer ngày càng gia tăng, đặc biệt khi tuổi thọ của con người ngày càng nâng cao. Vì vậy, Alzheimer không chỉ là vấn đề cần quan tâm của y học mà đã trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng, là kẻ thù nguy hiểm của hàng chục triệu người cao tuổi trên thế giới. Ngoài tuổi tác, một số các yếu tố như giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử chứng thương đầu, đã bị hội chứng Down cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.


Từ 60 tuổi, có thể sớm hơn, chúng ta cần khám chuyên khoa để nhận biết những dấu hiệu của rối loạn trí nhớ như suy giảm nhận thức nhẹ (Mild Cognitive Impairment - CMI), đặc biệt khi có các biểu hiện kèm theo như khó hoàn tất công việc hàng ngày vì “quên vặt hay lúc nhớ lúc không”, hoặc có những thay đổi khí sắc và cảm xúc, …


Mọi người đều trải qua một hoặc nhiều các dấu hiệu mất trí nhớ ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Sau đây là 10 dấu hiệu, nếu có, nên đi thăm khám chuyên khoa thần kinh, tâm thần càng sớm càng tốt.

 

1. Giảm trí nhớ tới mức đảo lộn cuộc sống hàng ngàyquên tên người đã quen biết từ trước hoặc quên một công việc nào đó đã sắp xếp để làm. Một trong các dấu hiệu chung nhất là quên những điều vừa mới được nhắc tới. Quên thời điểm, sự kiện hàng ngày, do đó hỏi đi hỏi lại người thân, hay phải nhờ đến sổ ghi nhắc nhở.

 

2. Gặp khó khăn khi thực hiện các công việc quen thuộccó lúc làm sai hoặc không làm được, phải cần đến sổ ghi nhắc nhở. Ví dụ: giảm khả năng ra dự định, kế hoạch hoặc tiếp tục theo đuổi công việc, có thể quên món ăn quen thuộc hay các khoản thanh toán hàng tháng. Có thể khó tập trung lâu để làm một việc nào đó mà trước kia đã làm bình thường suôn sẻ.  

 

3. Không hoàn tất công việc nhà, việc nào đó hay cả khi giải trí rảnh rỗicần người trẻ giúp sử dụng vật dụng trong nhà như khởi động lò vi-ba hay nhớ giờ kênh truyền hình sẽ đón xem. Đôi khi không biết đến những nơi trước kia thân thuộc, không biết tiền còn nhiều hay ít, quên cả nguyên tắc trò chơi thích thú.  

 

4. Lầm lẫn thời điểm trong ngày, ngày trong tuần nhưng biết sau đó đoán ra được. Không theo dõi dấu vết thời gian, mùa và khoảng thời gian, có thể hiểu sai điều gì nếu không xảy ra tức thì. Đôi khi quên nơi đang ở và đến đây bằng cách nào.

 

5. Mắt nhìn kém đi vì đục thủy tinh thể, đây là một dấu hiệu bệnh Alzheimer, đọc chữ kém, không viết khoảng cách xa gần, khó xác định màu sắc. Có thể không biết tấm gương trước mặt và nghĩ có người trong đó.

 

6. Khó khăn tìm đúng từ để nói hay để viết, không ráp nổi được các ý nghĩ tới khi nói chuyện, ngưng giữa chừng, hết ý nghĩ để tiếp tục câu chuyện dở dang và do đó tự lặp lại. Có cố gắng tìm từ, chữ để nói hoặc viết nhưng khó tìm đúng từ muốn nói.

 

7. Để đồ vật không đúng chỗ như mọi ngày, mất khả năng quay lại tìm đúng chỗ cũ, đôi lúc nói “ai lấy mất rồi”.  

 

8. Khả năng nhìn nhận phán xét giảm, xử lý, giải quyết hay làm sai việc gì đó trong một khoảng thời gian, ví dụ nhìn nhận sai về tiền bạc của mình, cho không đúng đối tượng. Ít chú ý đến ăn mặc, giữ quần áo không sạch.

 

9. Rút lui khỏi công việc và sinh hoạt xã hội. Đôi khi cảm thấy mệt mỏi, chán với công việc, với người thân và với những trao đổi bên ngoài. Người bệnh có thể bắt đầu tự tránh xa các hứng thú trước đó, các hoạt động quan hệ bên ngoài, không liên lạc bạn bè đồng đội, láng giềng hay không biết kết thúc một cách hứng thú.


10. Buồn vui, giận dỗi và tính nết thay đổi. Cư xử hàng ngày theo cách của mình, trở nên cáu kỉnh khi sinh hoạt thường lệ bị thay đổi hay gián đoạn. Người bệnh có thể trở nên lẫn lộn, nghi ngờ, phiền muộn, lo âu hay quá sợ sệt. Có thể làm đảo lộn bất hòa trong gia đình hay với bạn bè.

 

 

Hình 2: Bệnh nhân Alzheimer rất cần sự chăm sóc của gia đình và xã hội.

 

Hiện nay, các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu tìm kiếm phương pháp điều trị và làm chậm tuổi khởi phát bệnh cũng như phòng ngừa không cho bệnh tiến triển nhanh hơn vì y học vẫn chưa tìm ra bất kỳ loại thuốc nào cho phép điều trị khỏi căn bệnh này. Việc kết hợp điều trị tâm lý (cung cấp đầy đủ thông tin cho bệnh nhân và gia đình, khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động giải trí, nghệ thuật,…), điều trị các triệu chứng loạn thần, trầm cảm, lo âu với việc chăm sóc hiệu quả như duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, vận động thích hợp là điều cần thiết đối với bệnh nhân Alzheimer.

 

Quỳnh Như