Kết quả đạt được

Liên kết website

Bệnh Dại và cách phòng chống bệnh Dại
Ngày đăng: 28/10/2011   |  
        

 

Bệnh dại là một bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người mắc bệnh dại là do động vật máu nóng (chủ yếu là do chó, mèo) bị bệnh dại truyền virus dại sang người qua vết cắn, vết cào, ... trên da và niêm mạc bị tổn thương khi bị mắc bệnh dại lên cơn tỷ lệ tử vong là rất cao.


Động vật nhiễm bệnh dại, sẽ có những biểu hiện khác thường như sau:


  -  Muốn cắn người hoặc các động vật khác.


-  Không còn sợ người như lúc chưa bị bệnh.


    -  Trở nên hung dữ, không còn nhút nhát và ngoan ngoãn

     

     

    Hình 1 - Động vật nhiễm bệnh dại


    Bệnh dại được đánh giá là bệnh truyền nhiễm gây chết người kinh sợ nhất của loài người. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm Việt Nam có gần nửa triệu người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại. Trước đây, số người chết do lên cơn dại khoảng 300-500 trường hợp/năm, nguồn truyền bệnh dại chủ yếu do chó. Việt Nam có khoảng hơn 12 triệu con trong khi tỷ lệ chó được tiêm phòng chỉ dại chỉ đạt trên 40%. Mặc dù đã có thuốc chống dại nhưng số người chết vẫn cao, bởi vì người dân chưa biết cách phòng chữa đúng cách.


    Chính vì vậy, bệnh dại được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào hạng thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm gây tử vong. Đây là một bệnh có thể chủ động phòng tránh được, chỉ có phương pháp tiêm phòng sớm, đúng cách mới mong cứu sống được người bệnh.

     

     

    Hình 2 - Bệnh dại tấn công cơ thể người


    Biểu hiện bệnh dại:


    Virus gây bệnh có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn, không quan sát được bằng mắt thường. Virus này không thể phát triển ngoài tế bào và cơ thể sống. Khi vào cơ thể, vi rút sẽ tấn công và làm tổn thương hệ thần kinh trung ương.


    -  Thời kỳ ủ bệnh (20 đến 60 ngày): thời gian ủ bệnh ngắn khi vết cắn ở mặt. Thời gian này sẽ có các biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, đau cổ, sốt......; ngứa, ảo giác (nhìn thấy những thứ không có thực), chứng sợ nước, đau tại vết cắn hầu như đã lành; bị cảm, thấy hồi hộp, lo lắng, dễ kích thích, mất ngủ, bứt rứt, trầm cảm......; đôi khi bị buồn nôn, đau bụng, tiểu khó......


    -  Thời kỳ toàn phát có hai thể hung dữ và bại liệt. Ở thể hung dữ, bệnh nhân sợ nước, sợ gió, ánh sáng. Xuất hiện cơn co thắt thanh quản đột ngột, dữ dội. Cổ và lưng bệnh nhân ưỡn ra. Có biểu hiện ảo giác, mất định hướng, trốn chạy hoặc gây hấn với người khác, vùng vẫy cấu xé, rú lên như chó sủa, thở dồn hơn và có thể tử vong. Bệnh nhân sốt cao, đồng tử giãn, tăng tiết nước bọt, nước mắt, hạ huyết áp, khó nuốt, sùi bọt mép... Sau đó liệt cơ cổ, mắt, lưỡi gây sặc, liệt các cơ khớp, tử vong chậm hơn thể hung dữ, có thể kéo dài từ 2 đến 20 ngày.


    Biện pháp phòng chống bệnh dại


    -  Không tiếp xúc, vuốt ve, ôm các con vật nuôi xa lạ, dù các con vật này là chó, mèo...... dễ thương vì chúng có thể bất ngờ cắn người muốn tiếp cận với chúng.


    -  Không bắt động vật hoang dã về nuôi tại nhà.


    -  Chích ngừa cho 100% chó, mèo nuôi.


    -  Diệt động vật, gia súc nghi bị súc vật dại cắn. Chó nuôi phải xích, nhốt, chó ra đường phải rọ mõm.


    -  Người bị chó, mèo nghi dại cắn hoặc tiếp xúc phải đi tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.


    -  Vắc xin có thể phòng được bệnh dại:

     

        +  Đầu tiên: 1-3 mũi tiêm xung quanh vết cắn.


        +  Sau đó: 5 mũi tiêm bắp trong vòng 30 ngày.

     

        +  Vắc xin giúp cơ thể tạo kháng thể để tiêu diệt vi rút dại.

     

     

    Hình 3 - Vắc xin được tiêm vào cánh tay.

     

    Cách xử trí khi bị súc vật nghi dại cắn


    Khi bị súc vật dại hoặc súc vật nghi dại cắn, cần phải xử lý vết cắn như sau:


    -  Rửa vết cắn vài lần với xà bông và xịt vòi nước vào vết cắn ít nhất 5 phút.


    -  Sát trùng vết thương bằng cồn hoặc iode, không nên khâu kín da hoặc băng ép quá kín.


    -  Tiêm ngừa dại, sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn theo hướng dẫn của bác sĩ.

     

     

    T2G – Khoa Kiểm chuẩn