Kết quả đạt được

Liên kết website

Phòng, chống xâm hại và bạo lực trẻ em
Ngày đăng: 06/07/2017   |  
        

 

Những năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như:

-       Luật trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05/4/2016 của Quốc hội;

-       Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Trẻ em;

-       Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Trong đó, việc phòng, chống bạo lực đối với trẻ em đang được chú trọng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp xã hội. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhận định số lượng các vụ bạo hành thống kê được đưa ra mới chỉ là mảng nổi của tảng băng chìm, thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều.

 
Hình. Trẻ em bị bạo hành trong gia đình sẽ bị tổn thương sâu sắc cả về thể chất lẫn tinh thần.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra bạo lực và xâm hại trẻ em có thể để lại những hậu quả năng nề tới sức khỏe, thể chất và tinh thần. Nó làm giảm khả năng học tập, nhận thức và hòa nhập xã hội, tác động tới cuộc sống sau này của mỗi con người. Những đứa trẻ bị bạo hành sau này lớn lên có thể sẽ hành xử với những người xung quanh bằng bạo lực. Như vậy bạo hành ngay trong gia đình, bố mẹ vô hình chung chính là người đã tạo ra những hệ lụy cho con em mình sau này.

Để ngăn chặn, phòng ngừa xâm hại, bạo lực trẻ em, các ngành, các cấp chính quyền và cả bậc cha mẹ phải:

-       Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng về hậu quả của bạo lực đối với trẻ em;

-       Chú trọng hỗ trợ, cung cấp kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ, người chăm sóc và gia đình;

-       Đẩy mạnh truyền thông, cung cấp kiến thức về ảnh hưởng của bạo lực đối với trẻ em, xác định trách nhiệm của gia đình, xã hội, cộng đồng trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em;

-       Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc quản lý, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác đoàn, đội, hội;

-       Cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo, có trách nhiệm với con cái. Chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Đặc biệt, cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực. 

Vì vậy, song song với việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ, gia đình phải có các biện pháp quản lý, giáo dục trẻ để đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại thì gia đình phải là người đầu tiên lên tiếng bảo vệ trẻ, tìm lại sự công bằng cho trẻ và cũng là để loại trừ tội phạm ra khỏi xã hội, xây dựng môi trường sống trong sạch, yên bình, xây dựng cộng đồng, xã hội văn hoá, văn minh.

                                                                                                                                                  Hồng Đào

   

Tập tin Tiếng Việt:

Các tin khác cialis