Kết quả đạt được

Liên kết website

Những điều cần biết để phòng tránh bệnh Tay chân miệng
Ngày đăng: 01/10/2015   |  
        

 

Bệnh Tay chân miệng (TCM) là bệnh được nhận định có nguy cơ lây lan nhanh cho cộng đồng, có khả năng biến chứng nặng dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở trẻ em.

Vậy bệnh TCM là bệnh gì? Tại sao bệnh có nguy cơ lây lan nhanh cho cộng đồng?

Bệnh TCM là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột gây ra. Chủng virus gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A16. Bệnh được gọi là bệnh TCM vì có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân và miệng.

 

Hình. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Trong thời gian gần đây, bệnh còn được phát hiện do tác nhân nguy hiểm khác là Enterovirus 71 (EV-71). Theo các chuyên gia nhận định, A16 ít gây biến chứng thần kinh và có thể tự hết trong vài ngày; còn EV-71 là loại virus nguy hiểm dễ gây ra các biến chứng thần kinh và tim mạch dẫn đến tử vong.

Virus gây bệnh cư trú trong nước bọt, phân, bóng nước của người bệnh có thể bám vào bàn tay, thức ăn, thức uống, sàn nhà, đồ chơi, dụng cụ ăn uống. Do đó, trẻ em là đối tượng thường gặp nhất của bệnh TCM.

Trẻ cần được đưa đến bệnh viện chuyên khoa ngay khi có một trong những biểu hiệu sau:

- Sốt cao (từ 38.5oC trở lên).

- Ói nhiều.

- Giật mình, hốt hoảng.

- Run chi.

- Yếu liệt tay hoặc chân.

Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh TCM do đó các bác sĩ khuyến cáo người dân cần có các biện pháp để cùng hỗ trợ với các y bác sĩ hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

- Ngâm rửa đồ chơi, vật dụng tiếp xúc của trẻ bằng xà phòng .

- Cho trẻ nghỉ học khi trẻ bệnh.

- Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh / Giữ gìn, lau chùi nhà vệ sinh thường xuyên / Phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà vệ sinh hợp vệ sinh.

- Vệ sinh răng miệng, điều trị triệt để các viêm đường hô hấp trên.

- Theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày, khi phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh TCM cần cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. 

- Thực hiện ăn chín, uống chín, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.

- Sử dụng vật dụng (khăn, chén, muỗng, ly, …) riêng cho trẻ.

Xem thêm thông tin về cách phòng tránh bệnh Tay chân miệng tại link: https://www.youtube.com/watch?v=taM39uPPChY&feature=youtu.be


Thanh Nhàn
(Tổng hợp)