Kết quả đạt được

Liên kết website

Phòng chống Tai nạn thương tích ở trẻ em
Ngày đăng: 05/10/2012   |  
        

 

Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng nguyên nhân sâu xa là do sự bất cẩn của người lớn. Dù trong môi trường gia đình, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang,…


Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở châu Á ký kết và gia nhập Công ước quốc tế về Quyền trẻ em; ký và thực hiện văn kiện “Một thế giới phù hợp với trẻ em” của Liên hiệp quốc,…


1. Tai nạn thương tích ở trẻ em có thể do:


-   Ngã;


-   Bỏng;


-   Nuốt dị vật;


-   Điện giật;


-   Dao, kéo, vật nhọn;


-   Tai nạn giao thông;


-    uối nước;


-   Bạo lực;


-   Động vật cắn;


-   Ngộ độc thực phẩm,…


Địa điểm xảy ra tai nạn thương tích tại cộng đồng bao gồm đường giao thông, đường xe lửa, bến xe, cầu cống, sông ngòi, ao hồ, chợ, nhà hàng, sân chơi, tụ điểm sinh hoạt chung như rạp chiếu bóng, nhà văn hóa,...

 

 

Hình 1: Rất nhiều hiểm họa rình rập trẻ em


2. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích ở trẻ:


a.  Phòng ngừa ngã:


-   Cây cối cần rào lại để trẻ em khỏi leo trèo;


-   Cải tạo những đoạn đường trong ngõ xóm sao cho bằng phẳng, không có «ổ gà», nếu có thể nên rải nhựa, đá để chống trơn, trượt;...


b.  Phòng ngừa tai nạn giao thông:


-   Phân luồng không cho xe cơ giới đi vào khu vực vui chơi, sinh hoạt của trẻ em tại cộng đồng;


-   Phát quang cây cối, lắp đèn chiếu sáng, biển báo ở các đầu mối giao thông;


-   Đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông,…


 c. Phòng ngừa đuối nước:


-   Ao hồ, sông ngòi phải được rào hoặc có biển báo tại những nơi nguy hiểm;


-   Giếng, bể, lu đựng nước phải có nắp đậy chắc chắn;

 

-   Tổ chức dạy bơi cho trẻ;


-   Có nơi trông trẻ an toàn,…


d.  Phòng ngừa ngộ độc thức ăn:


-   Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, đặc biệt là thức ăn được bán ngoài lề đường;


-   Cẩn thận khi chế biến thực phẩm để lâu;


-   Không sử dụng các gia súc, gia cầm chết hoặc nghi ngờ có bệnh;…


e.  Phòng ngừa súc vật cắn:


-   Không thả rông súc vật và không để trẻ chơi đùa với súc vật nuôi trong nhà;


-   Súc vật phải được tiêm phòng, khi thả phải rọ mõm;…

 

f. Phòng ngừa thương tích do bạo lực:


-   Các tổ chức đoàn thanh niên, thiếu niên nên đưa nội dung phòng chống bạo lực vào nội dung sinh hoạt của tổ chức;


-   Các tổ hòa giải có các biện pháp thích hợp cho các đối tượng trong cộng đồng;


-   Quản lý tốt các nơi công cộng, đặc biệt là các quán ăn uống, chợ, công viên, khu vui chơi;…


Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em không chỉ là trách nhiệm chung của cộng đồng mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con em mình ở mọi lứa tuổi, chú trọng đến các chương trình an toàn cho trẻ tại gia đình và cộng đồng.

 

 

 

Quỳnh Như.

(Tổng hợp)