Kết quả đạt được

Liên kết website

Hướng dẫn thực hiện một số quy định về đào tạo thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề
Ngày đăng: 27/11/2017   |  
        

 

Theo quy định tại Điều 24 Luật Khám bệnh, Chữa bệnh, người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề phải qua thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đối với bác sĩ, y sĩ phải thực hành tương ứng là 18 tháng và 12 tháng tại bệnh viện; đối với điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh viên phải thực hành 09 tháng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Để đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thực hành trước khi cấp chứng chỉ hành nghề, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng được thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành công văn số 9809/SYT-TCCB ngày 28/11/2017 về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định về đào tạo thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề. Trong công văn, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, chuyên khoa ngoài công lập (gọi tắt là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) thực hiện như sau:

1.    Về nguyên tắc đăng ký thực hành

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo.

Đối với bác sĩ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành phải đủ 18 tháng, trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 09 tháng liên tục.

2.    Xác nhận về thời gian thực hành

Đối với bác sĩ, nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất 18 tháng liên tục tại bệnh viện thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành. Trong trường hợp đã có thời giạn khám bệnh, chữa bệnh ít nhất 18 tháng tại bệnh viện nhưng sau đó không tiếp tục việc thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính từ ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải thực hành lại nếu có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục; trường hợp không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Đối với kỹ thuật viên và điều dưỡng viên phải thực hành ít nhất 09 tháng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong trường hợp đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất 09 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó không thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

3.    Về tổ chức việc thực hành

Người thực hành phải có đơn đề nghị thực hành theo Mẫu 01 Phụ lục V ban hành tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP và bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế gửi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký thực hành.

Sau khi nhận được đơn đề nghị thực hành, nếu đồng ý tiếp nhận, người đứng đầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ký hợp đồng thực hành với người thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục V ban hành tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Sau khi có nhận xét bằng văn bản của người hướng dẫn thực hành đối với người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

4.    Danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện tiếp nhận hướng dẫn thực hành cho đối tượng bác sĩ không phải là nhân viên cơ hữu của đơn vị

Để đảm bảo chất lượng đào tạo thực hành, sau khi xem xét năng lực chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực của các bệnh viện trực thuộc, Sở Y tế TP.HCM giao nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận hướng dẫn thực hành cho đối tượng bác sĩ không phải là nhân viên cơ hữu của đơn vị cho 19 bệnh viện Hạng I và 03 bệnh viện Hạng II trực thuộc Sở Y tế TP.HCM.

Minh Phượng.

  

Tập tin Tiếng Việt:

Các tin khác cialis