Kết quả đạt được

Liên kết website

“Mối nguy hiểm của kháng thuốc” - Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa
Ngày đăng: 13/12/2016   |  
        

Kháng thuốc hiện nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và phải chi phí rất cao cho kháng thuốc. Đó là lý do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan quốc tế khác chỉ ra rằng kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.

 

Hình 1. Lễ ký kết văn bản thỏa thuận về Phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam
diễn ra vào ngày 24/6/2015. Việt Nam hưởng ứng lời kêu gọi của WHO

“Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”

 

Không hành động hôm nay ngày mai không thuốc chữa là khẩu hiệu mà Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước cùng chung tay phòng chống kháng thuốc, trong đó có Việt Nam.

Năm 2015, từ ngày 16 đến ngày 22/11/2015, Bộ Y tế đã phát động Tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc (AMR Week Việt Nam) trên khắp cả nước. Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam phối hợp thực hiện.

 

Hình 2. Tờ rơi cam kết dùng kháng sinh có trách nhiệm dành cho cộng đồng

 

Tiếp tục hưởng ứng truyền thông về phòng chống kháng thuốc, năm nay, vào ngày 17/11/2016, Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe TP.HCM (T4G) đã tổ chức sinh hoạt khoa học kỹ thuật với chủ đề “Mối nguy hiểm của kháng thuốc” nhằm giúp các đơn vị nêu ra những khó khăn, tồn tại gặp phải khi triển khai cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực hiện ở một số bệnh viện triển khai thành công.

Buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật gồm 3 nội dung báo cáo chính:

1. Những sai lầm thường gặp trong sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn nặng – TS. DS. Huỳnh Hiền Trung – Bệnh viện Nhân dân 115.

2. Thói quen sử dụng kháng sinh và nguy cơ kháng sinh – BS.CKII. Phạm Văn Hoàng – Bệnh viện Nhi Đồng 1.

3. Kinh nghiệm Triển khai chương trình giám sát sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy – TS. BS. Phạm Thị Ngọc Thảo – Bệnh viện Chợ Rẫy.

 

Đề kháng kháng sinh xảy ra nhanh chóng trong khi nguồn lực kháng sinh ngày càng hạn chế:

- Vi khuẩn ngày càng đề kháng

- Sử dụng kháng sinh không phù hợp

- Không có nhiều kháng sinh mới ra đời

Tuy đã có những biện pháp

- Ủy ban phòng chống kháng thuốc được thành lập

- Tiểu ban phòng chống kháng thuốc tại Bệnh viện

- Hướng dẫn sử dụng kháng sinh được ban hành

- Quy chế kê toa, hội chẩn thuốc kháng sinh khá rõ ràng

- Các cảnh báo về kháng thuốc khá rộng rãi

Một số sai lầm thường gặp

1. Không thực hiện phân tầng người bệnh để chọn kháng sinh phù hợp

2. Khởi đầu điều trị kháng sinh trễ, chưa hiểu “Thời gian là tính mạng”

3. Không làm kháng sinh đồ trước khi dùng kháng sinh lên người bệnh

4. Không căn cứ vào các thông tin có sẵn về người bệnh, mầm bệnh và về thuốc kháng sinh

5. Không thực hiện chiến lược xuống thang theo kinh nghiệm dựa vào tình hình mầm bệnh nhạy cảm kháng sinh tại khoa và bệnh viện

6. Dùng kháng sinh không đủ liều và không dựa vào dược động/dược lực học của thuốc

7. Chưa đánh giá lại người bệnh mỗi ngày để xem xét khả năng xuống thang kháng sinh và/hoặc ngưng kháng sinh đúng lúc.

Thực trạng

- Kháng sinh có thể mua tại các nhà thuốc tư nhân mà không cần đơn

- Tự chẩn đoán và tự điều trị là tình trạng khá phổ biến

- Thiếu kiến thức về sử dụng kháng sinh hợp lý: chỉ định, liều lượng, thời gian,…

- Do thói quen của bà mẹ: tự mua thuốc, mua lại toa thuốc cũ, tự chỉ định, nhắn tin hỏi nhân viên y tế mà không đi thăm khám,…

- Do thói quen của nhân viên y tế: toa thuốc thường phải có kháng sinh (sốt, ho, tiêu chảy,…), cho kháng sinh theo kinh nghiệm, ít cập nhật, ít hiểu biết về kháng thuốc (cefixim, cefpodoxime,…)

 

Hình 3. Lạm dụng kháng sinh sẽ gây tác hại nghiêm trọng

Giải pháp

- Thay đổi thói quen của cha, mẹ.

- Cung cấp kiến thức, nâng cao ý thức nhân viên y tế.

- Chiến lược sử dụng kháng sinh: quản lý, giám sát

- Quy định bán thuốc kháng sinh phải có toa.

- Truyền thông tại các nhà thuốc: sử dụng kháng sinh gây nguy cơ kháng thuốc,…

 

TS. BS. Phạm Thị Ngọc Thảo chia sẻ, bệnh viện Chợ Rẫy đã xây dựng Application trên smartphone về “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”. Tuy đây chỉ là cách triển khai cho nội bộ bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng đây là một các làm hay giúp các nhân viên y tế có thể cập nhật thêm các kiến thức và luôn luôn sẵn sàng khi cần sử dụng, giúp nhân viên y tế và cộng đồng dễ dàng tra cứu một số kháng sinh thông dụng khi cần thiết.

 

Hình 4. Giao diện của App “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” của Bệnh viện Chợ Rẫy
IOS phone: vào Apple store, tìm “AMS”; Android: vào Play store, tìm “khang sinh”

 

Quốc Phong - Đông Hà.

Tập tin Tiếng Việt:

Các tin khác cialis