Kết quả đạt được

Liên kết website

Phòng chống ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Clostridium botulinum
Ngày đăng: 20/06/2023   |  
        

 

v Thông tin chung về vi khuẩn Clostridium botulinum

§  Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngộ độc Botulism (hay Botulinum) là bệnh hiếm gặp, có khả năng gây tử vong. Botulinum là một chất độc tác động lên các dây thần kinh, do vi khuẩn Clostridium botulinum sản sinh ra trong quá trình phát triển (nhân đôi hay sinh nha bào);

§  Clostridium botulinum (C.botulinum) là một vi khuẩn Gram dương, có hình thái bào tử hình que, sống kỵ khí;

 

Hình 1. Cấu trúc hiển vi của vi khuẩn Clostridium botulinum (Nguồn Medinet)

§   Thời gian ủ bệnh thường ngắn: từ vài giờ tới 24 giờ (thức ăn có sẵn độc tố); 3 - 5 ngày (thức ăn có nha bào C.botulinum);

§   Vi khuẩn này phổ biến trong môi trường nên có thể lây nhiễm qua các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm. Nha bào của chúng (tồn tại trong đất, phân, bùn, trên động vật, hải sản, đồ hộp... nhiều tháng; có thể sống trong đồ hộp đã mở, thịt, cá hun khói ... nhiều tuần);

§   Bệnh truyền qua đường tiêu hóa, do sử dụng đồ ăn, thức uống nhiễm C. botulinum đã sinh ra độc tố hoặc do ăn uống phải thực phẩm chứa nha bào C. botulinum.  Các loại đồ hộp, thức ăn được chế biến, sản xuất, bảo quản không đạt tiêu chuẩn vệ sinh trong điều kiện yếm khí dễ bị nhiễm C. botulinum.

v Triệu chứng của ngộ độc do độc tố Botulinum

Người bị ngộ độc do độc tố thường có các triệu chứng sau:

Hình 2. Triệu chứng của ngộ độc do độc tố Botulinum

v Cách phòng tránh ngộ độc do độc tố botilinum

Để phòng tránh ngộ độc do độc tố botulinum, người dân cần tuân thủ các khuyến cáo sau:

1.     Thực hiện ăn chín, uống chín, ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Vi khuẩn bị tiêu diệt ở 60oC trong 30 phút và bởi các hóa chất khử trùng thông dụng; để khử độc tố cần đun sôi 100oC ít nhất 15 phút; để diệt nha bào cần đun ở 100oC ít nhất 1 giờ, hoặc hơi nước nóng ở áp lực cao hay sấy khô trên 160oC ít nhất 30 phút;

2.     Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không nên sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường...;

3.     Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn;

4.     Khi có các biểu hiện ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm nghi có botulinum, cần nhanh chóng đưa người bị ngộ độc tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời.

 Hoàng Tâm (theo HCDC)